KIENTANH tt EBOOK

ĐAI CƯƠNG
Kiến tánh là từ chuyên môn trong đạo thuộc dạng xưa,1 thuật ngữ biểu lộ trình độ tu tập thuộc hàng thượng thừa-bậc siêu[tỏ rõ được bản chất sự sống qua các trạng thái hình thức của vũ trụ và cuộc sống].Tri thiên mệnh cũng bộc lộ trình độ hiểu biết uyên thâm về vũ trụ qua câu”thông thiên văn,đạt địa lý”-kinh sách[NHO học].Nhưng [theo ý kiến cá nhân],tri thiên mệnh chỉ tương đương với khoa học kỹ thuật ngày nay-nặng về phần biết[theo đạo thì chưa thật sự toàn vẹn];chúng còn khiếm khuyết phần tâm[hiểu].Theo nghĩa kiến tánh,vũ trụ luôn tồn tại 2 thứ tâm vật,tiêu biểu cho hiểu và biết;đạt được kiến tánh là phải tỏ thông cả tâm lẫn vật.Chúng ta đang nói về biết,sở trường của các khoa học gia,sang qua lĩnh vực tâm lại là 1 chuyện khác;quản lý được tâm là chuyện không đơn giản,nó thuộc dạng ngựa chứng[bất kham].Ngay đến như những chuyên gia thuộc lĩnh vực tâm lý,thần kinh học,những nghiên cứu của họ cũng nặng phần hình thức;đa phần thuộc về phạm trù biết. Chúng ta quay sang nói về tâm của những người học đạo,cũng như giới khoa học gia,họ lại quá quan tâm đến chuyện đạo nên khiếm khuyết chuyện đời.Sự thiếu cọ xát với đời sống khiến cho họ không có đủ tư liệu về bản chất cuộc sống[yếu tố rất quan trọng trong việc bình tâm].Ngay trong thiền viện,họ cũng chỉ đến với tâm qua hình thức diễn tả bằng từ vựng theo lối học từ chương dạng tụng đọc;học thuộc lòng cũng chẳng giúp ích gì được trong việc khai mở bản tâm[đây cũng là 1 lý do khó ngộ mà bình tâm rất cần].Theo sách vỡ cổ có nói lại,trong lĩnh vực kiến tánh thấy có 1 chuyện lạ;đối với chúng ta,học thức càng cao rộng cũng đồng nghĩa là nhận thức phải cao…nếu căn cứ theo chiều hướng nầy thì dễ dàng đạt được kiến tánh.Thực ra,cái nhận thức cao nầy nó thuộc về biết,biết càng nhiều thì càng tốt,nhưng càng biết nhiều thì lại càng xa lìa kiến tánh!? Đó là do nhiễu sự,đa đoan,lúc nào cũng kè kè bên mình lắm thứ chưa hoặc không thật sự thích hợp[thiết thực];kinh sách gọi là” chướng sở tri”-vướng víu.Thử đơn cử 1 thí dụ cho nhận định trên qua 1 nhận xét đầy chất hài hước,hóm hỉnh,bằng đoạn văn ngắn sau đây mượn dùng trong kinh sách”qua sông rồi,vác xuồng theo”.Câu ngụ ngôn nầy có 2 ý nghĩa:đang di chuyển bằng xuồng,phải vác xuồng để vượt trở ngại;sau đó lại đi tiếp bằng xuồng.Nghĩa thứ 2 là đã lên bờ,đi bộ,không còn cần đến xuồng,nhưng lại vác xuồng theo[nhớ công ơn,dự phòng khi lại gặp sông]…Sự phòng xa trên là chuyện bình thường,nhưng không hợp lý[không còn hợp thời];hoặc là thay vì liệng xuồng,chúng ta cột nó lại ở 1 chỗ nào đó,tiếp tục lên đường,đừng tưởng nghĩ đến xuồng[vì đã chu toàn];ngày nay thì thoáng hơn,có thể mang theo[xuồng hơi]…Ngụ ý câu nói trên là chúng ta quá đa đoan[quan trọng hóa mọi thứ ] khiến cho tâm luôn bất an;không còn khả năng nhận xét nhạy bén thực tại.Gỉa sử như trên đường đi,nếu lại gặp sông thì sẽ có cách vượt sông bằng nhiều phương khác-diệu dụng[tùy cơ ứng biến] 
DÀN BÀI
ĐẠI CƯƠNG
1-“chướng sở tri”-kinh sách
a-xa lìa kiến tánh
b-“đốt sách vở”-kinh sách[nghĩa bóng]
2-hội nhập vào kiến tánh[trực giác]
3-các hình thức kiến tánh
a-kiến tánh đơn thuần tự nhiên và nhân tạo
4-cấp bậc trong kiến tánh
a-tiểu ngộ-cấp thấp[còn dụng công,dụng vật]
b-đại ngộ[bậc trung,bậc cao]
5-chứng ngộ!?
6-những giai thoại lý thú về chứng ngộ
a-bài kệ của sư THẦN TÚ
b-trực giác của sư HUỆ NĂNG
7-kiến tánh có thể mật truyền?
a-ấn chứng-vật chứng[y bát]
b-tâm truyền tâm?
8-bí pháp để khai mở tâm trí
a-“quán thoại đầu”-kinh sách
9-vài điều cần biết về kiến tánh
a-cách tân từ kiến tánh
b-“người đời nay thiếu kiên nhẫn,mắc bệnh hình thức;ngày càng xa lìa cái thiên chân”-kinh sách
c-kiến tánh để làm gì?
d-kiến tánh có thành PHẬT?
e-sau khi kiến tánh sẽ làm gì?
f-kiến tánh có thể lưu truyền qua di truyền?
g-kiến tánh có thể mất-thoái hóa[về vật]
h-kiến tánh có lỗi thời[về tâm]?
10-những giai thoại kỳ thú về kiến tánh
a-vui mừng nhảy nhót,có tiếng chúc mừng từ trên hư không
b-“sư tầm đệ hay đệ tầm sư”-kinh sách[ai tìm ai?];nụ cười và quả vị tổ thứ nhất
c-những hư chiêu trong kinh sách
11-tiến hóa-kiến tánh[bản năng tương ứng]
a-thích nghi
b-thích ứng-bản năng tương ứng ngắn hạn[nhất thời]
c-bản năng tương ứng
……. THIỆN TRI THỨC
DÀN BÀI
ĐẠI CƯƠNG
1-thức
a-lý trí
b-học thức
2-thiện trí thức
a-tiến sĩ[trí thức]
b-ngụy trí thức
c-thiện trí thức
3-thiện tri thức
a-con đường đi đến thiện tri thức
b-hiền sĩ,học sĩ
c-thiện tri thức
4-khác biệt giữa tri thức và trí thức
ĐẠI CƯƠNG[THIỆN TRI THỨC]
Qua theo dõi trên các trang web và sách vỡ,đề tài nầy đã được nhiều người đi trước ghi chép khá nhiều.Do trình độ các học giả đi trước quá cao,họ diễn tả từ vựng trên bằng HÁN NÔM[NHO học] nên danh từ thấy xa lạ,khó tiếp thu[khó hiểu].Chúng ta có thể dẫn giải điều trên theo phong cách bình dân,sát nghĩa,phù hợp với đời sống thực tại đương thời không?Tạm chia từ thiện tri thức ra làm 2 dạng:bác học hàn lâm và bình dân.Bài viết nầy thuộc dạng bình dân,do đó cách diễn tả có phần mộc mạc,đơn sơ;thích hợp với đa số chúng ta.Để cái mỹ dung từ thiện tri thức được phổ biến như hôm nay,phải là 1 chặng đường dài,nhất thiết phải đi từ căn bản;đó là phải hiểu từ mới hiểu nghĩa.Quan trọng nhất là thức,chỉ cần rõ được từ nầy là hiểu được nghĩa thiện tri thức.Cần quan tâm ở chỗ nầy,tất cả mọi thứ trên đời nầy[hiện tại] do đã tiến hóa rất nhiều đời và nhiều kiếp nên trở thành phức tạp;thực ra,mọi thứ nếu đi từ lúc khởi đầu đều rất giản dị. 
1-thức
Có thể gọi thức là thấy biết[cảm nhận] chăng? Trần tục hơn nữa,thức chỉ là cảm giác.Điều nầy,muôn loài đều có,chỉ có điều sự nhận biết có khác nhau qua sự cảm thụ.Trong phạm vi bài viết nầy,chúng ta bỏ qua các dạng cấp thấp[linh tri] để đi sát chủ đề hơn;đó là lý trí. 
a-lý trí
Đã mang thân người,ai cũng có lý trí [trí khôn],ngay như người bệnh tâm thần,họ vẫn còn trí nhưng lý thì không.Lý trí cần phải trau dồi-học khôn[mở trí] qua trường lớp hay trường đời.Có 1 điều là chuyện học mở trí chỉ được công nhận qua trường lớp chứ trường đời thì không[vì không có cơ sở căn bản];do đó mới sanh ra từ học chánh quy và học lóm.Bắt đầu từ giai đoạn học khôn qua trường lớp,cái trí được mang tên mới là thức-học thức[đánh thức lý trí];bình dân gọi là mở trí hay khai trí. 
b-học thức
Qua trường lớp,chúng ta học diễn đạt tư tưởng bằng nhiều cách,đầu tiên là chữ số,dần dần sang đến những ký hiệu quy ước cấp cao.Căn cứ theo điều nầy,học thức được phân cấp là sơ,tiểu,trung,cao,đại…tận cùng là tiến sĩ[trí thức].Trong thần học thì tiểu,tăng,sư,tổ,PHẬT,cả 2 đều không có thiện trí thức;vậy thiện tri thức thuộc dạng nào? Thực ra,mọi thứ kể trên đều là danh từ,thế gian đặt bày ra để dễ phân biệt,đánh giá phẩm chất,phẩm hạnh,công sức,công đức của mọi thành viên trong cuộc sống.Người học cao ,ngoài việc đóng góp công sức hơn người bình thường;cung cách xử thế cũng vậy.Tất nhiên là họ được xã hội quý trọng,do trí đã mở [trí thức],họ cũng là người có đầu óc hơn người,trong suy nghĩ và hành động;từ tiến sĩ được đặt bày ra để vinh danh họ Nhưng…cuộc sống luôn song hành 2 thứ tâm và vật.Học thức được đào tạo qua trường lớp phần nhiều chuyên chú trọng về biết-thực dụng[tiến bộ tiện nghi vật chất],do đó,chuyện đời[biết] có phần lấn lướt hơn chuyện đạo-tâm[hiểu].Cái hiểu bị lu mờ ý nghĩa vì bị cho là không thực dụng,do đó cái hiểu dường như chỉ để dành riêng cho 1 số ít người thuộc dạng chuyên môn,nghiên cứu sâu.Trong cuộc song hành của tâm và vật,xã hội phân định chúng ra làm 2:tâm chỉ giữ phần hồn có trọng trách kềm chế sự thái quá khi sự việc[vật] đã trở nên quá đà[phóng túng].Do đó mới có chuyện sanh ra luật lệ để ổn định trật tự,vì lợi ích chung,tất cả mọi người trong cộng đồng đều phải chấp hành điều nầy;hành vi luôn tuân thủ luật pháp gọi là hiền lành[cổ ngữ là thiện] 
2-thiện trí thức
a-tiến sĩ[trí thức]
Mục đích của trường lớp là giữ gìn những tinh hoa của cuộc sống,sau đó truyền lại cho đời sau để họ tránh sai lầm,làm việc có hiệu quả hơn,sống hòa đồng yên vui với nhau.Người có học thức cao là người được lĩnh hội nhiều kinh nghiệm,tiếp cận được nhiều điều hay,nhiều phương tiện chuyên môn;do đó,họ có khả năng làm được những chuyện khó khăn hơn người bình thường.Họ là người đi tiên phong,nếu có thể sáng tạo ra được 1 thứ gì đó có ích lợi lớn,sẽ được xã hội công nhận là tiến sĩ 
b-ngụy trí thức
Đã mang danh trí thức,tiến sĩ tất nhiên phải đóng góp nhiều công sức hơn người bình thường,nhưng trong cuộc sống,thực hư thường lẫn lộn.Thường thường,trong trường lớp,hay xảy ra chuyện học nhảy lớp-đốt giai đoạn[do trình độ cao hơn những người cùng lớp];điều nầy cũng là chuyện bình thường đối với người khác thường.Điều đáng nói ở đây là có người bình thường,nhưng lại muốn làm chuyện phi thường.Đó là để có được 1 cái học vị nào đó,chúng ta có thể học đại,mua bằng cấp hoặc nhờ người thi hộ;trí chưa thức mà có giấy chứng nhận là trí thức thì gọi là ngụy trí thức[giả] 
c-thiện trí thức
Nếu đã là tiến sĩ thật,chứng nhận bằng cấp,có đóng góp những phát kiến mới thì tất nhiên phải sống tốt,làm chuyện lương thiện thì không có gì để bàn.Cũng có khi,vì 1 lý do nào đó[do hoàn cảnh],chúng ta đổi cái học vị tiến sĩ lấy cái tầm thường[mua danh 3 vạn,bán danh 3 đồng].Chuyện nầy cũng thường hay xảy ra luôn,vì vậy các vị học giả tiền nhiệm không dám dùng đến cái danh từ thiện trí thức chăng? 
3-thiện tri thức
Có thể gọi thiện tri thức là có danh nhưng không có thật,bằng chứng là các trường lớp đều không công nhận nên không có chứng nhận;thiện tri thức chỉ được chấp nhận như là 1 danh từ không chính thức trong văn học.Thực ra,thiện tri thức xuất phát từ trường đời hơn là trường lớp[dạng bán chánh quy],có thể thiện tri thức xuất phát từ tầng lớp tăng sĩ tu tại gia-tu thân[tu tâm tích đức];tất nhiên là cách tu nầy thuộc dạng tự tu,tự học-tự đắc[tự chứng],không qua quy cách bài bản.Cách tu nầy nặng về tâm hơn vật,lấy cung cách sống hiền lành làm cơ bản[nhân là gốc];do thuộc dạng tự biên,tự diễn nên không có cấp bậc,thứ tự.Người bình thường ,sống có tôn ti trật tự thì gọi là hiền lành,có công đức thì gọi là hiền nhân,học vấn cao thì gọi là hiền sĩ,có nhiều phát kiến hay lạ,mang lại ích lợi nhưng chưa[hoặc không] cầu chứng;thì được xướng danh thiện tri thức chăng? 
a-con đường đi đến thiện tri thức
Ngày nay,tất cả chúng ta đều có học qua trường lớp và trường đời,tất nhiên là sở học có cao thấp tùy từng người.Điều quan trọng khác biệt giữa người chuyên môn sâu và người bình thường là việc học và hành.Người bình thường[do hoàn cảnh] thì học cho lấy có,chủ yếu là học cho biết;rời ghế nhà trường thì chữ nghĩa học xong bỏ lại trong lớp,chỉ còn giữ lại chút ít nền tảng cơ bản để dùng cho việc viết thư,đọc báo,làm toán cộng trừ nhơn chia.Chuyên gia họ khác chúng ta,họ có điều kiện để phát huy cái học theo chiều rộng và chiều sâu[có dịp thực hành] để có thể trở thành 1 bác học-hiểu rộng[thấy xa biết nhiều].Muốn trở thành 1 thiện tri thức-có cao thấp[tùy sở học và năng khiếu],tất nhiên là cũng phải có học qua trường lớp[để có cơ bản] và trường đời[để có kinh nghiệm] không nhiều thì ít.Điều quan trọng là phải có cái duyên may để khai mở cái sở trường chuyên môn sâu,đó là việc phải luôn kiên trì tìm hiểu đề tài chuyên môn và chờ dịp may[để có dịp thực hiện].Do luôn kiên trì tìm hiểu nên kiến thức ngày càng tinh tấn[tự học],bằng cấp chuyên môn thì không có[xã hội chưa có quy chế về điều nầy];nếu thành công,cái sở học và hành của họ cũng được người đương thời chấp nhận phong hàm[danh hiệu] hẳn hoi như vua nuôi khỉ,nuôi ba ba;thậm chí,1 loài hoa đẹp,có hương sắc cũng có thể được phong làm hoàng hậu của các loài hoa…lan CATTLEYA. Thường thì mọi sự nếu danh chánh ngôn thuận thì việc luôn diễn tiến chậm nhưng bền lâu;dùng thủ đoạn hoặc đi tắt ngang thì hiệu quả trước mắt có thể nhanh mau,nhưng phải đối diện với nhiều rủi ro về sự cố và cũng chóng tàn.Trong cuộc sống,chỉ cần bạn có tài,có tiền thì rất dễ dàng thăng tiến về danh vọng nếu chọn đúng thời cơ.Đơn cử như bạn có tài miệng lưỡi khéo,dễ dàng được phong trạng[thi tài nói dóc],chất giọng tốt,ca hay thì được phong vua[vua ca nhạc].Tiền nhiều thì lại càng có nhiều cơ hội thăng tiến hơn nữa:bỏ ra vài chục ngàn đô là có thể làm vua 1 đêm-nhất dạ đế vương[giống như vua]…ở các nơi nghỉ dưỡng cao cấp.Muốn tiếp cận vua thật,phải bạo chi hơn ,200.000 ngàn đô là bạn đã có thể nghỉ đêm trong 1 cung điện,được ăn tối chung bàn cùng vua trong 1 biệt điện được sơn toàn màu trắng?.Cần quan tâm ở chỗ nầy,trong việc được phong hàm ngang xương như đã nói trên,phải nói thêm là có 1 điều rất phản văn hóa…bạn không cần phải biết chữ;cũng được chấp nhận. 
b-hiền sĩ,học sĩ
Sang qua đến lĩnh vực nầy,những thứ trần tục đã nói trên không thể chen chân vào được.Bạn phải có 1 số vốn kiến thức tạm đủ để diễn tả,lý luận,suy diễn,trình bày 1 đề tài chuyên môn nào đó thật mạch lạc,thông suốt và hợp lý.Ở vào trường hợp nầy,chưa cần đòi hỏi phải thuộc dạng nghiên cứu chuyên sâu để có thể tạm gọi là có phát kiến,phát minh.Qua kinh sách[bài vở] được nhồi nhét đầy 1 bụng[học được qua trường lớp,trường đời],bạn có thể lôi chúng ra,xào tới,xào lui,cứ thế mà lập đi,lập lại như vẹt.Âý vậy mà đã có rất nhiều người thành công,có bằng cấp hẳn hoi… 
c-thiện tri thức
Muốn đạt được cái xướng danh nầy,tối thiểu bạn phải là hiền sĩ,học sĩ;bạn phải có dịp nhìn thấy để phát huy và hiện thực cái sở trường chuyên sâu của mình;tất nhiên là bạn đã tốn khá nhiều công sức cho vấn đề nầy”nấu sử sôi kinh”.Đến giai đoạn nầy,bạn phải thể hiện được cái bản lĩnh khác người của mình,nói đơn giản là bạn phải tạo ra được 1 cái gì đó có thể gọi là…là lạ[oh!la la!];cái gì cũng được,miễn là cái đó phải chưa từng có.Sau khi đã hiện thực được cái là lạ,thông thường,bạn phải đem cái là lạ đi cầu chứng để được công nhận;chuyện nầy trường lớp gọi là trình luận án tiến sĩ.Nhưng trong việc tự tu,tự chứng,hiền sĩ,học sĩ thường hay ẩn danh,thường thì cái là lạ đó chỉ có danh mà không có thực-chỉ nói suông[thiếu thực chứng].Tuy vậy,cũng có thể cái là lạ đó được xã hội chấp nhận nhưng chưa công nhận;nói đơn giản là không chính thức.Để vinh danh người có khả năng tạo ra cái là lạ đó,văn học-văn hóa[nhân gian] gọi là thiện tri thức?Chúng ta cũng có thể hiểu thiện tri thức theo 1 nghĩa khác,đó là 1 trí thức nặc danh,1 trí thức đã được chấp nhận nhưng chưa được công nhận 
4-khác biệt giữa tri thức và trí thức
Hai danh từ nầy nói nôm na là hiểu và biết,trong cuộc sống,chúng ta[muôn loài] có thể hiểu mà không biết[cách dẫn giải] hoặc biết mà không hiểu;hiểu là gốc,biết là ngọn.Chúng ta có thể hiểu 1 vấn đề nào đó rất tường tận nhưng muốn diễn giải để cho mọi người biết và hiểu thì phải trải qua rất nhiều công đoạn để triển khai chi tiết-sử dụng công cụ[ chữ viết,lời nói…].Đây là cái lý do tại sao biết lại phức tạp hơn hiểu,đơn cử như xây nhà cao tầng,tạo ra mẫu hạm…kỹ sư trưởng công trình phải tạo ra hàng đống bản vẽ! Con chim,con mối chẳng cần biết kiến thức là gì,nhưng chúng lại có khả năng làm quá tốt chuyện chuyên môn.Sở dĩ chúng thành công là do chúng hiểu chuyện chúng làm,thậm chí chúng có thể làm 1 cách máy móc chẳng cần phải suy nghĩ như chúng ta;điều nầy gọi là tiến hóa-kiến tánh[bản năng tương ứng],do cơ thể của chúng đã được lập trình sẵn để thực hành những bản năng chuyên môn;nhiều triệu năm qua như thế.Đây là cái lý do tại sao chúng không có được cái trình độ sáng tạo như chúng ta ngày nay,chúng ta có thể dễ dàng dùng cái biết như là 1 chìa khóa vạn năng để sáng tạo ra mọi thứ trên đời nầy 
TRÍCH ĐOẠN
9-vài điều cần biết về kiến tánh
a-cách tân hóa từ kiến tánh
Có thể tìm 1 từ mới,thích hợp với thực tại hơn,mang phong cách bình dân đại chúng cho kiến tánh chăng?Kiến tánh quá tối nghĩa,huyền bí,đầy âm hưởng thần thánh,mơ hồ,huyễn hoặc được thay bằng từ bản năng tương ứng hay dùng chữ thấy tánh có vẻ bình dân,hợp thời hơn chăng? Tại sao bản năng tương ứng lại có khả năng tương đương,tương đồng với kiến tánh? Để lý giải điều nầy,chúng ta cần mổ xẻ từ bản năng di truyền bẩm sinh,đây là 1 thiên chức năng cực kỳ quan trọng; ảnh hưởng của nó tác động đến muôn loài đang thọ nhận mọi hình tướng trong cuộc sống.Tùy thuộc vào kết cấu hình thức[thọ nhận 1 hình tướng],muôn loài sẽ nhận được 1 bản tâm chung[linh hồn],bản tâm nầy sẽ tiếp thu 1 công năng để vận hành cuộc sống-bản tánh[của hình tướng đó];công năng nầy được gọi là bản năng.Bản năng nầy có khả năng tiến hóa bằng sự tổng hợp,tích lũy từ nhiều sự cải tiến trong thực tại của đời trước. Sự tiến hóa nầy được truyền lại cho đời sau nên gọi là di truyền;có sự khác biệt về chức năng[tùy thuộc cấu hình của từng chủng loài] nên gọi là bẩm sinh thiên phú [có sẵn].Tất cả mọi thứ đã nêu trên tập họp lại trong 1 hình tướng,hình tướng nầy đặc biệt thích nghi rất tốt trong môi trường[hoàn cảnh địa thế] nơi nó sanh ra;điều nầy có thể gọi là kiến tánh hay bản năng tương ứng chăng? Do không tương đồng,điều nầy sẽ rất lạ lùng đối với chúng ta,bởi những khả năng kỳ lạ mà các giống loài trong tự nhiên có được;đó là do cơ thể của chúng có những cơ phận đặc biệt[những cơ phận nầy chúng ta không có]. Chúng là những cơ quan có thể cảm ứng với các hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống như nhìn thấy từ trường,tia cực tím,sóng âm…Nhờ những trang bị tự nhiên nầy,các giống loài khác tuy tầm thường nhưng lại có những khả năng phi thường như bướm chúa bay hàng chục ngàn cây số,trải qua nhiều thế hệ,cũng vẫn có thể tìm về đến nơi mà thế hệ trước[đời trước] của chúng đã xuất phát..Có thể nói bản năng di truyền thiên phú của mọi giống loài là sự kiến tánh tự nhiên của giống loài đó.Đối với chúng ta,mỗi 1 sự việc cũng đều có thể là 1 kiến tánh nếu chúng ta hiểu biết rất rõ về chúng;khoa học gọi đó là những phát minh,phát kiến chưa từng có.Cần quan tâm ở chỗ dùng từ thích nghi,thích ứng và tương ứng trong kiến tánh;thích nghi,thích ứng còn mang vẻ gượng gạo trong khi hòa nhập;tương ứng đã thể hiện được tính tương thông,tương đồng:thí dụ như cá sống tự nhiên trong nước[tương ứng],chúng ta cũng vậy,nhưng miễn cưỡng[thích ứng] 
b-“người đời nay thiếu kiên nhẫn,mắc bệnh hình thức;ngày càng xa lìa cái thiên chân”-kinh sách
Chúng ta quay trở lại phần đầu bài,có nói đến kiến thức càng sâu rộng càng xa lìa kiến tánh;chữ thiên chân có nghĩa là sự thật trong tự nhiên.Thiên chân ám chỉ đến bản tính,bản chất của sự vật hữu hình[có lý trí] hoặc vô tri.Thấy tánh hay kiến tánh thật ra rất mộc mạc giản dị lúc khởi đầu,có thể khẳng định rõ là ngay từ lúc lọt lòng mẹ,chúng ta đã thấy tánh[kiến tánh] cấp tiểu ngộ về nước!? Thử lấy nước làm ví dụ:những dòng sữa mẹ đầu tiên cho ta cái cảm giác ấm[đặc tính 1],mát-được mẹ tắm[đặc tính 2],được cầm cục nước đá-lạnh[đặc tính 3],được ăn kem-nhão[đặc tính 4],thấy nước đun sôi-nóng[đặc tính 5]…Tất cả những điều được thấy biết nói trên tạm gọi là tiểu ngộ-cấp thấp[thấy tánh qua hình thức];cấp cao[đại ngộ] là cảm nhận được những trạng thái vô hình của nước như bốc hơi,ẩm độ[hòa lẫn trong không khí];nói đơn giản,thấy biết,cảm nhận[hiểu] rõ những thuộc tính cơ bản của nước gọi là thấy tánh hay kiến tánh. Đến đây,có thể trong tâm của bạn đọc không khỏi hoang mang,thắc mắc:”thấy tánh,kiến tánh té ra chỉ là khoa học thường thức!đơn giản như…đang giỡn vậy sao?”. Kinh sách có nói lại kiến tánh rất thần sầu[siêu phàm],có thể khiến cho quỷ sợ,thần kinh;sau khi kiến tánh,sẽ có tiếng chúc mừng của thánh thần từ trên hư không-công nhận thành chánh quả[chứng ngộ đã thành PHẬT]!? Theo ý kiến cá nhân,thấy tánh,kiến tánh mà bạn đang nghĩ đến cũng có thể gọi là thấy tánh kiến tánh,nhưng…đọc ngược-nói lái[tánh thấy,tánh kiến].Chúng là biến tướng[biến chất] của thấy tánh kiến tánh-do tư tưởng tạo ra[tưởng tượng],hay là những hư chiêu trong kinh sách.”Có gì để chứng minh những nhận định trên là có cơ sở?” Có. Trong kinh sách,1 thiền sư có đưa ra 1 câu quán thoại đầu đầy xách mé,mắc mỏ:” Chuyện đó,đứa con nít mới đẻ cũng biết;ông già 70 tuổi chưa làm được”; xin bàn rộng như sau:”chuyện đó[kiến tánh,thấy tánh],đứa con nít mới đẻ cũng biết;ông lão 70 tuổi muốn biết mà chưa thấy-tỏ thông[hiểu].Nhưng tôi chỉ mới nói có 1 thứ là nước,bao nhiêu thứ là bấy nhiêu kiến tánh;trong cách tân hóa từ kiến tánh,tôi có đưa ra 1 từ mới để thay cho từ kiến tánh;đó là bản năng tương ứng.Bản năng tương ứng thể hiện đúng nghĩa,bộc lộ rõ kiến tánh,khi bản năng tương ứng hình thành sẽ phát sinh trực giác,điều nầy sẽ diễn ra[xảy ra] khi kiến tánh hội nhập vào với thực tại[đối với vấn đề nào đó].Đó là sự đối ứng linh hoạt[dạng tự động lập trình sẵn],diễn ra 1 cách nhuần nhuyễn[toàn tâm,toàn ý],chẳng còn phải dùng đến lý trí…Thử đơn cử ra vài thí dụ dễ hình dung nhất như chạy xe đạp trối chết-khi gặp hiểm nguy[chẳng còn nghĩ đến việc điều khiển xe];hay 1 nghệ sĩ nhập vai hoàn hảo đến mức xuất thần 
d-kiến tánh có thành PHẬT?
Chúng ta cần phải đả thông tư tưởng về danh từ PHẬT,PHẬT chỉ là 1 từ tượng trưng cho sư toàn vẹn.Trong PHẬT giáo,người đứng đầu,đại diện cho tôn giáo nầy được xướng danh PHẬT,là người được xã hội tôn vinh như là 1 người toàn vẹn[trong hình hài 1 thái tử ].Người bình thường,kiến tánh rốt ráo 1 vấn đề nào đó cũng sẽ là 1 con người toàn vẹn[trong hình hài của người đó];người bình thường,kiến tánh rốt ráo nhiều vấn đề cũng sẽ được tôn vinh PHẬT[PHẬT sống];hàm ý là người đã đạt được sư toàn diện…Sự toàn diện!? chỉ là cái danh từ hão huyền[hư danh].Sau khi đã đạt được cái đỉnh cao danh vọng mà nhiều người luôn ao ước,ta cũng vẫn chỉ là 1 linh trưởng bậc cao trong hình hài 1 kiếp người như bao đồng loại;nhưng[trên danh nghĩa],ta đã thoát ra khỏi cái thứ bậc linh trưởng cấp cao để thật sự thành người;1 con người nhân văn đúng nghĩa là 1 con người có lương tri nhân loại

粉嫩公主酒酿蛋是一款100%纯植物提取的丰胸美胸产品,丰胸产品在入市以前就已经经过了国家相关权威部门的严格检测粉嫩公主官网,是国家食品药品监督管理总局批准的美胸品牌丰胸方法,还是世界卫生组织中国区研究专家委员会权威推荐的一款女性丰胸专用产品丰胸产品粉嫩公主酒酿蛋